Trong quá trình xây dựng nhà ở, chủ nhà sẽ phải nắm các khái niệm cơ bản liên quan để dễ dàng theo dõi và giám sát công trình của mình, nhằm hạn chế xảy ra rủi ro. Tuy nhiên, có khá nhiều định nghĩa, khái niệm mà chủ nhà không thể biết hết.
Bài viết hôm nay, Blog Mua Nhà sẽ gửi tới mọi người các thông tin cơ bản về tường thu hồi. Nếu ai thực sự quan tâm về vấn đề này, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

1. Tường thu hồi là gì?
Theo một số tài liệu liên quan tới lĩnh vực xây dựng, tường thu hồi được hiểu đơn giản là bộ phận cấu tạo của mái ngói, cụ thể hơn là bộ phận thuộc kết cấu chịu lực của mái nhà.
Bộ phận này trong thi công nhà ở sẽ được xây theo độ dốc của mái nhà. Tuy nhiên các kiến trúc sư có kinh nghiệm thường khuyến khích xây tường thu đầu biên là 220mm, xây tường thu giữa biên là 105mm.
Phương pháp phổ biến xây tường được áp dụng trong trong thiết kế kiến trúc nhà ở là xây tường thu hồi sau đó lợp vì kèo. Muốn phần kết cấu này tăng khả năng chịu lực thì phải bổ trụ.
2m là khoảng cách tốt nhất và bổ trụ sẽ được đặt tại vị trí gác xà gồ. Không nên để khoảng cách quá lớn ngoài 4m, trong trường hợp xa hơn thì phải dùng kết cấu vì kèo.
Kết cấu chịu lực của tường này có thể làm bằng các vật liệu như gỗ, thép, bê tông và phải đảm bảo chịu được tác động của tải trọng tĩnh, tải trọng lớp lợp và kết cấu đỡ tấm lợp.

2. Chức năng của tường thu hồi
Biết được khái niệm, định nghĩa, song chắc chắn khá nhiều người vẫn chưa biết chính xác chức năng của tường thu hồi trong xây dựng.
Thực chất, tác dụng, chức năng của phần kết cầu này là:
– Phân bố trọng lực đều cho mái nhà đồng thời giữ hình dáng như trong bản vẽ thiết kế.
– Nâng đỡ vì kèo cũng như hệ thống kết cấu chịu lực của mái nhà, bởi khả năng chịu lực của tải trọng.

3. Cấu tạo tường thu hồi
Nguyên liệu chủ yếu của tường thu hồi là gạch và đá. Góc nghiêng của bộ phận này phụ thuộc rất nhiều vào góc nghiêng mái nhà. Tường thu hồi cần phải đảm bảo được kết cấu của mái khi mái nhà giật cấp với độ nghiêng lớn hay thiết kế có độ dốc nhiều.
Có thể lợi dụng tường ngang chịu lực với khoảng cách không quá xa và xây theo dạng thu hồi (nghiêng theo dốc để gác xà gồ lên), để tạo được kết cấu mang lực của mái nhà. Trên xà gồ lại gác cầu phong, cuối cùng chính là lớp lợp để chống thấm.
Chi tiết cấu tạo trong xây dựng:
– Xà gồ trên cùng được gọi là xà gồ nóc, dưới cùng là xà gồ mái đua. Khi mái đua vươn rộng tới 500mm thì vị trí của thanh xà gồ cuối có thể đặt trực tiếp lên tường dọc ngoài.
– Nguyên liệu chủ yếu của xà gồ thường là gỗ có độ rộng từ 10 đến 12cm, chiều cao từ 15 đến 20cm, chiều dài không quá 4cm. Ngoài ra, nguyên liệu dùng cho xà gồ cũng có thể là thép nhiều hình dạng, bê tông cốt thép.
– Khoảng cách của xà gồ không quá 3m và đặt vào các nút của kèo hay mặt dàn là tốt nhất.
– Trường hợp mái đua lớn hơn 500mm, phải gác lên gối tựa bên ngoài. Phổ biến là dầm xôn hoặc là bản công xôn.
– Tường thu hồi ngăn phòng có thể dày 110mm, nhưng bên ngoài thì chắc chắn phải có độ dày 200mm và được bao quanh với độ dốc 60%.
– Thi công nhà cấp 4 thì tường thu hồi nên có diện tích là 110mm, bổ trụ đặt đúng xà gồ. Với biệt thự, nhà cao tầng nếu đã đổ mái bằng ở dưới thì sẽ được xây đơn giản bằng tường 10. Phương pháp này làm giảm khối lượng tường và đỡ tốn kém chi phí xây dựng.

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan tới tường thu hồi dành cho những ai muốn quan tâm hoặc đang có ý định xây nhà ở. Hi vọng, các kiến thức được chia sẻ trong bài sẽ giúp mọi người vận dụng thành công trong cuộc sống.