Nền đất yếu rất dễ bị biến động do ảnh hưởng của tự nhiên. Vì thế khi thi công móng cọc trên nền đất này phải hết sức cẩn trọng.
Trong bài viết hôm nay, Blog Mùa Nhà sẽ đưa ra 4 lưu ý về thi công móng cọc trên nền đất yếu để tránh trường hợp sụt lún, tạo được sự kiên cố, bền vững cho toàn bộ công trình.
1. Móng cọc là gì?
Muốn thi công móng cọc tốt, việc trước tiên là bạn phải hiểu rõ về vai trò, cấu tạo của loại móng này.

Trong thực tế đây là loại móng sử dụng cho các công trình được xây trên nền đất yếu hoặc các công trình có tải trọng lớn. Đây là loại móng hình trụ dài và sử dụng các vật liệu như bê tông.
Loại móng này có nhiệm vụ là truyền tải trọng của các công trình đến được lớp đất tốt, sỏi đá ở dưới sâu và xung quanh nó.
2. Cấu tạo móng cọc

Cấu tạo móng cọc bao gồm cọc và đài cọc:
- Cọc có chiều dài lớn hơn so với bề rộng tiết diện ngang, có tác dụng truyền tải trọng do công trình bên trên gây ra xuống các lớp đất phía dưới mũi cọc và xung quanh thân cọc. Bê tông cốt thép, gỗ, thép… là những vật liệu để làm cọc.
- Đài cọc là bộ phận nằm sâu dưới mặt đất, được sử dụng để liên kết các cọc lại và có tác dụng phân bổ lực, giúp đảm bảo cân bằng lực cho toàn bộ bề mặt tiếp xúc với mặt đất và nền móng. Đài cọc gồm có đài cứng và đài mềm
3. Những lưu ý khi thi công móng cọc trên nền đất yếu.
3.1 Khảo sát điều kiện địa chất

Khảo sát điều kiện địa chất là việc đầu tiên, cần thiết phải làm trước khi làm móng. Địa hình phải thuận lợi cho việc thi công, đưa được các loại máy ép cọc vào, vận hành máy một cách bình thường trong suốt quá trình xây dựng.
3.2 Chọn móng cọc phù hợp

Cách tạo nên móng nhà có thể phân thành các loại như sau:
- Móng nhà đổ khối: Đây là phương pháp làm móng chắc chắn, có tuổi thọ cao, thường được sử dụng các vật liệu như đá hộc, bê tông hoặc bê tông cốt thép.
- Móng lắp ghép: Như tên gọi, móng lắp ghép là móng đã có kết cấu sẵn, chỉ cần di chuyển tới nơi đặt móng và lắp ghép lại với nhau. Loại móng này có chất lượng và tuổi thọ cao tuy nhiên có nhược điểm về việc vận chuyển tới địa hình không tốt.
Đối với nền đất yếu, bạn có thể áp dụng móng nhà đổ khối giúp nền đất thêm vững chắc và đảm bảo trụ vững được công trình.
3.3 Đảm bảo kỹ thuật thi công và điều kiện môi trường

Kỹ thuật thi công móng cọc phải được đảm bảo theo đúng yêu cầu, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng: nứt sàn bê tông, sụt lún, thấm sàn, nghiêng, tuổi thọ công trình bị sụt giảm.
Ngoài ra, điều kiện môi trường như: mưa, bão, động đất… cũng gián tiếp tác động đến chất lượng móng. Vì thế nên chọn thời gian làm móng cọc có thời tiết thuận lợi.
3.4 Lựa chọn nguyên vật liệu đảm bảo

Hiệu quả của móng cọc trên nền đất yếu không chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện xây dựng đạt chuẩn, mà còn phải tối ưu được chi phí vật liệu và hiệu quả kinh tế kỹ thuật.
Do móng cọc là loại hình sử dụng cho các công trình hạng nặng và trên nền đất yếu nên vật liệu phải đáp ứng tiêu chuẩn cũng như đảm bảo an toàn.
Các nguyên vật liệu phải có chất lượng tốt nhất. Luôn theo dõi sát sao khâu mua nguyên vật liệu, tránh trường hợp loại 1 bị “đổi nhầm” thành loại 2. Hoặc trường hợp chủ thầu chọn những nhà cung cấp thiếu uy tín để ăn chia lợi nhuận.
Móng cọc đảm bảo chất lượng thì ngôi nhà mới vững, bền. Do đó, với địa chất có nền đất yếu cần tuân thủ 4 lưu ý trên để có thể hoàn thiện thi công ngôi nhà một cách an toàn và thuận lợi.
Với những thông tin mà Blog Mua Nhà chia sẻ, mong rằng bạn có thể tìm ra loại móng và phương pháp thi công phù hợp cho ngôi nhà của mình.