Trong kiến trúc xây dựng, móng bè nổi bật lên trên tất cả bởi kết cấu có thể chịu lực cao, bởi vậy đây luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các công trình xây dựng nhà cao tầng, tòa nhà cao ốc. Đáng chú ý hơn cả đó chính là móng bè sẽ đem đến sự hiệu quả và an toàn tuyệt đối cho những công trình được đặt trên nền đất yếu.
Bạn đang có ý định xây nhà và chưa hiểu hết về móng bè, hãy dành thời gian tham khảo bài viết của Blog Mua Nhà. Bài viết sẽ mang đến cho bạn những kiến thức cơ bản về cấu tạo, kết cấu móng bè cũng như cách thi công móng bè làm sao cho đúng kỹ thuật.
1. Móng bè là gì?
Móng bè là một dạng móng có kết cấu bằng phẳng và được phủ khắp toàn bộ diện tích xây dựng của công trình. Loại móng này sẽ phân phối tốt tải trọng của toàn bộ công trình xuống phần đất nền, thông qua phần tiếp xúc là đáy của móng bè và phần đất nền bên dưới.

Móng bè được biết để là một loại móng có thiết kế xây dựng khá nông, nên trong các công trình xây dựng phần kết cấu này thường được đặt dưới: tầng hầm, bể chữa nước dự trữ, nhà kho…
2. Cấu tạo móng bè
Nếu tham chiếu theo các tiêu chuẩn của ngành xây dựng thì móng bè phải có đầy đủ các phần và thông số kỹ thuật như sau:
- Lớp bê tông trải sàn (Phần bê tông lót đáy) dày 100 mm.
- Tiêu chuẩn đối với chiều cao của bản móng là: 3200 mm.
- Tiêu chuẩn đối với dầm móng phải là: 300×700 mm.
- Thép xây dựng dùng trong bản móng phải là 2 lớp và sử dụng thép Φ12 (Phi 12).
- Thép xây dựng dùng cho dầm móng: Với thép dọc là 6Φ (hoặc Φ20-22) còn đối với thép đai phải là Φ8.

3. Đánh giá ưu, nhược điểm của móng bè
Để có thể lựa chọn được loại móng xây dựng phù hợp với công trình buộc lòng bạn phải nắm thật chắc ưu điểm cũng như nhược điểm của móng bè.
3.1. Ưu điểm
- Sự lựa chọn tốt cho những công trình có tầng hầm, bể chứa nước hay hồ bơi…
- Chi phí thấp và thời gian thi công lại nhanh chóng.
- Ít phải chịu tác động 2 chiều từ các công trình lân cận.
- Phù hợp với cả các công trình dân dụng như: nhà cấp 4, nhà từ 1 đến 3 tầng.
3.2. Nhược điểm
- Dễ dàng bị lún; nứt ảnh hưởng đến độ bền của công trình.
- Không sử dụng rộng rãi được với với nhiều loại đất nền và địa hình.
- Do móng nông nên dễ bị tác động bởi thời tiết xấu.
4. Hướng dẫn thi công móng bè
4.1. Chuẩn bị cho quá trình thi công
- Lựa chọn đơn vị thi công.
- Chuẩn bị mặt bằng thi công móng bè:
- Giải phóng mặt bằng.
- San lấp mặt bằng.
- Chuẩn bị các vật liệu xây dựng và các loại máy móc phục vụ cho quá trình thi công.
4.2. Đào đất làm móng
Xác định diện tích đào theo bản vẽ thiết kế xây dựng trên phần đất đã được giải phóng và san lấp.

4.3. Xây tường móng
- Làm thép bản móng.
- Làm thép dầm móng.
- Xây tường gạch và làm cốp pha.

4.4. Đổ bê tông giằng móng
- Đổ bê tông cho phần đáy.
- Đồ bê tông cho các bản móng.
- Và cuối cùng là đổ bê tông cho các dầm móng.

Lưu ý:
- Bê tông phải được trộn theo đúng tỉ lệ tiêu chuẩn về số lượng xi măng, cát, sỏi.
- Với bê tông cần phải được rải theo từng lớp dày từ 20 đến 30cm để đảm bảo được sự liên kết chắc chắn.
5. Một số lưu ý trong quá trình thi công móng bè
- Điều chỉnh độ lún một cách phù hợp nhất để đảm bảo kết cấu của toàn bộ công trình.
- Bố trí cọc trong đài thành các nhóm hoặc riêng lẻ sao cho hợp lý, để giảm áp lực lên phần móng tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ của Blog Mua Nhà về cấu tạo, kết cấu và cách thi công móng bè – một loại móng khá phổ biến với các công trình xây dựng hiện nay. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ có thêm được phần nào đó kiến thức để có thể giám sát và thi công móng bè được tốt nhất cho ngôi nhà của mình.