Móng băng nhà 2 tầng có ưu điểm thi công đơn giản, tạo ra độ lún đều, đồng thời tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, để công trình xây dựng đảm bảo an toàn và độ vững chắc, bạn cần nắm được kết cấu, bản vẽ và quy trình thi công cùng những lưu ý quan trọng.
Blog Mua Nhà sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
I. Khái niệm móng băng
Đây là loại móng nằm dưới tường hoặc dưới hàng cột, thông thường có hình dạng là một dải dài, giao thoa theo kiểu hình chữ thập hoặc độc lập nhau.
Móng băng có chức năng đỡ cột hoặc đỡ tường.
Móng băng nhà 2 tầng gồm 3 loại: móng mềm, móng cứng và móng kết hợp. Tùy vào các yếu tố bao gồm: vị trí địa lý, độ cứng, độ lún, diện tích của đất để lựa chọn sử dụng loại móng nào cho phù hợp, đảm bảo độ vững chãi và an toàn.

II. Kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Móng băng nhà 2 tầng có kết cấu gồm 1 trong 3 loại móng chính là móng mềm, cứng và kết hợp, lót mỏng 1 lớp bê tông, tiếp đến là bản móng chạy liên tục có nhiệm vụ liên kết thành một khối móng thống nhất, cuối cùng là phần dầm móng.
Kích thước của các bộ phận cấu tạo như sau:
- Đối với bản móng phổ thông là (900 – 1200)x350 (mm).
- Đối với dầm móng phổ thông: 300x(500 – 700) (mm).
- Đối với thép bản móng loại phổ thông: Φ12a150.
- Đối với thép dầm móng loại phổ thông: kích thước thép dọc là 6Φ(18 – 22) và thép đai là Φ8a150.
Ưu điểm
- Sử dụng kết cấu móng băng nhà 2 tầng giúp cho cột và tường đứng thẳng được, chắc chắn trong cả quá trình thi công.
- Cấu tạo móng băng như vậy có tác dụng giảm đi áp lực cho đáy móng, đồng thời đảm bảo trọng tại công trình được truyền tải xuống đều cho những cọc bê tông ở bên dưới.
Nhược điểm
- Chiều sâu chôn móng của móng băng nhỏ, dẫn đến độ ổn định, khả năng chống trượt và lật của móng bị kém. Sức chịu tải của những lớp đất nằm phía trên kém, vì thế nền móng cũng chịu tải kém, chỉ phù hợp với các công trình nhỏ.
- Với những nền đất có địa chất bùn không ổn định hoặc bị yếu thì không thi công được loại móng băng.

III. Bản vẽ móng băng nhà 2 tầng
Thiết kế bản vẽ của móng băng đóng vai trò rất quan trọng. Nó đảm nhiệm sự gắn kết và sự cân bằng cho kiến trúc xây dựng đó, đảm bảo cho công trình độ chắc chắn.
Các thiết kế móng băng phần lớn hiện nay sử dụng bê tông cốt thép làm vật liệu chính, nhằm tạo ra sự gắn kết cao cùng khả năng chịu lực tốt. Đồng thời nó khắc phục được nhược điểm giúp thi công được trên nền đất yếu. Móng đơn được gia cố thêm cả đà kiềng tạo sự chắc chắn hơn, không gây lún, nứt.
Theo đó, các kiến trúc sư vẫn có thể yên tâm sử dụng móng băng cho các kiến trúc xây dựng có nhiều tầng, quy mô lớn hơn hay diện tích sàn lớn.

IV. Quy trình thi công đối với móng băng nhà 2 tầng
1. Giải phóng mặt bằng
- Trong quá trình thi công làm móng băng thì đây là công việc đầu tiên và căn bản cần làm. Bạn hãy chuẩn bị đầy đủ từ nhân công cho đến các phương tiện máy móc và vật tư phục vụ thi công.
- Đối với các loại vật tư như: thép, xi măng, cát,… bạn cần lựa chọn loại có chất lượng , tính toán số lượng phù hợp, tránh lãng phí để đảm bảo cho móng băng có được kết cấu chắc chắn, trọng tải tốt.
- Bên cạnh đó, để đảm bảo quá trình thi công theo đúng như tiến độ, bạn cũng cần chuẩn bị đủ những phương tiện máy móc cần thiết.

2. San lấp mặt bằng
Sau khi giải phóng mặt bằng cần tiến hành san lấp nhằm tạo thuận lợi cho thi công được nhanh chóng. Cách san lấp bài bản bạn nên thực hiện theo như sau:
- Dựa theo thiết kế công trình có sẵn để xác định được trục công trình.
- Tiếp theo, tiến hành đào móng theo như trục công trình.
- Cuối cùng là dọn sạch cho khu vực móng vừa được đào và đảm bảo tạo ra điều kiện cho khu vực móng được khô ráo nhất. Nếu xuất hiện nước ở hố móng thì cần hút nước ra.

3. Công tác cốt thép
Đây là bước thực hiện một cách linh hoạt, vừa có thể gia công trong nhà máy hoặc trực tiếp trên hiện trường thi công.
Bề mặt cốt thép gia công phải đảm bảo sạch, không dính bùn đất, không bị gỉ, bị bám bẩn. Các thanh thép phải đạt chuẩn chất lượng. Do nhiều nguyên nhân mà chúng có thể bị giảm thiết diện, bị hẹp nhưng cần đảm bảo trong giới hạn cho phép là không quá 2% đường kính.
Gia công cốt thép, tiến hành uốn, nắn thẳng, đảm bảo có độ dẻo dai để tạo thuận lợi trong khi thi công.

4. Công tác cốp pha
- Làm cốp pha theo lưới thép đã được định hình từ trước.
- Tiến hành lắp ván khuôn để đổ bê tông cho nền móng. Các ván khuôn cần đảm bảo về kỹ thuật, có thiết kế chịu lực đối với trường hợp dầm sàn bằng máy và phải phù hợp cho mỗi loại móng.
- Để làm giảm bớt lực xô ngang tạo ra khi đổ bê tông thì cần kê thanh chống trên các tấm gỗ có độ dày tối thiểu là 4cm lên thành đất.
- Tim của móng và cột đảm bảo luôn được xác định về cao độ và được định vị.

5. Công tác bê tông
- Công tác này cần thực hiện rất cẩn thận nhằm đảm bảo móng chắc chắn và chất lượng cao.
- Việc đổ thi công móng cần đảm bảo về mặt thời gian, chất lượng cũng như số lượng, vật liệu sử dụng trộn theo đúng quy cách.
- Để bê tông thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất, bạn cần sử dụng những vật liệu trộn bê tông chọn lọc và đúng kích cỡ hạt.
- Ghép 2 bên thành của bê tông mà không cần ghép cốp pha. Đổ bê tông xong phải nhanh chóng nén lại để không bị chảy và tạo độ chắc chắn bằng đầm bàn, đầm dùi.
- Hố móng bê tông cần tránh không để bị ngập nước. Vì như vậy sẽ làm độ liên kết của xi măng và vữa giảm nghiêm trọng, chất lượng bê tông không đảm bảo chắc chắn.
- Sau khi hoàn thiện đổ bê tông cần che chắn, tiến hành giám sát, kiểm tra thường xuyên xem những góc nối cốp pha xảy ra hiện tượng bong nứt không. Trường hợp có bong nứt cần có biện pháp xử lý ngay tránh làm sai lệch, biến dạng móng băng.
V. Những lưu ý cần biết khi thi công móng băng nhà 2 tầng
1. Khảo sát địa chất một cách kỹ càng
Công việc đầu tiên trước khi bắt tay vào làm móng là phải đo đạc, kiểm tra trắc địa cũng như định vị tim cọc cẩn thận.
Đặc biệt là cần lựa chọn đất xây nhà phù hợp. Đó thường là loại đất chặt, có đặc tính kiên cố và khô ráo. Ở các vị trí đất nằm gần sông, mềm việc thi công móng cần cân nhắc, tính toán và xem xét kỹ lưỡng.
Bạn có thể tham khảo các nhà ở xung quanh họ dùng móng cọc loại nào.

2. Chọn thiết kế móng cho phù hợp
Chọn lựa móng băng nhà 2 tầng, móng cọc hay móng bè, móng đơn phù hợp với mô đất bạn định xây nhà rất quan trọng. Tốt nhất bạn hãy nhờ tới các kiến trúc sư hay kỹ sư có chuyên môn tư vấn và đưa ra cho bạn phương án sử dụng loại móng phù hợp nhất.
3. Trong quá trình thi công móng cần hết sức chú ý
- Bạn cần chọn các vật tư dùng cho xây dựng móng nhà đảm bảo về cả số lượng và chất lượng.
- Để có được nền móng vững chắc, bạn phải có sự tìm hiểu và tính toán rất kỹ càng cùng bản thiết kế khoa học.
4. Lựa chọn đơn vị chuyên nghiệp, uy tín phụ trách thiết kế thi công
Giữa rất nhiều nhà thầu và công ty về xây dựng bạn nên cân nhắc, tìm hiểu kỹ để lựa chọn đơn vị phù hợp, có thể tham khảo từ người thân, bạn bè. Tốt nhất bạn hãy chọn nhà thầu có uy tín, làm việc chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm về mặt chất lượng, kỹ thuật cũng như tiến độ cho công trình nhà mình.

5. Giám sát quá trình thi công
Nhiều người do bận rộn quá hoặc chủ quan, lơ là phó mặc cho đơn vị thầu xây dựng vì nghĩ rằng đã có đội ngũ kỹ sư chuyên môn đi giám sát. Song đây là một sai lầm mà bạn không nên mắc phải để tránh khi chuyện đã rồi dù không hài lòng cũng khó mà thay đổi.
Theo đó, vào những khâu quan trọng trong quá trình xây dựng tốt nhất bạn nên thu xếp thời gian đến giám sát, kiểm tra, nhất là khi đổ móng.
Chắc hẳn qua những chia sẻ về móng băng nhà 2 tầng trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về loại móng này. Nếu bạn có ý định xây nhà với móng băng đừng quên vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm trên đây để việc xây dựng nhà diễn ra thuận lợi, suôn sẻ nhất.