Móng băng là gì, có quan trọng không? Chia sẻ móng băng là gì và kết cấu, cấu tạo, biện pháp thi công móng băng đúng tiêu chuẩn.
Đối với mỗi công trình, phần móng luôn luôn chiếm một vai trò quan trọng vì đây sẽ là phần chịu lực chủ yếu của toàn bộ công trình. Hiện tại, móng băng luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các kỹ sư trong việc lựa chọn loại móng nào để thi công xây dựng công trình trên mọi địa hình.
1. Móng băng là gì?
Móng băng là phần kết cấu phía đáy được dùng để đỡ toàn bộ công trình. Móng thường được kết cấu theo dải dài, có thể là độc lập hoặc cũng có thể sẽ giao nhau theo hình chữ thập.

Loại móng này hiện tại khá phổ biến đối với những công trình xây dựng dân dụng vì móng băng được thi công dễ dàng, đơn giản và độ lún được phân tán đều hơn.
2. Cấu tạo móng băng
Kết cấu móng băng bao gồm: lớp bê tông lót móng, bản móng (các bản móng thông thường sẽ được liên kết thành một khối) và cuối cùng là dầm móng.
Thông số chi tiết cũng như kích thước các bộ phận:
- Lớp bê tông lót móng dày khoảng 100mm.
- Kích thước bản móng phổ biến nhất: (900-1200)x350 (mm).
- Kích thước dầm móng phổ biến nhất: 300x(500-700) (mm).
- Thép xây dựng dùng làm bản móng thông thường là Φ12 (Phi 12)
- Thép dùng để làm dầm móng: Đối với thép dọc từ Φ6 – Φ22, còn đối với thép đai thường là Φ8.
3. Ưu và nhược điểm của móng băng
3.1. Ưu điểm:
- Tạo ra sự liên chắc chắn giữa tường và cột.
- Giảm áp lực cho phần đáy móng phải hứng chịu.
- Tải trọng của toàn bộ công trình được phân tán đều.
3.2. Nhược điểm:
- Tính ổn định, chốt lật, chống trượt không được tốt do móng băng không có độ sâu tốt.
- Sức chịu tải của lớp đất bề mặt không cao.
- Loại móng này không ứng dụng được trên nền đất yếu, nhiều bùn và không có tính ổn định.
4. Cách làm – Thi công móng băng
4.1. Giải phóng mặt bằng
Việc đầu tiên cần làm trước khi thi công bất cứ công trình nào cũng đều phải giải phóng mặt bằng khu đất thi công và thi công móng băng cũng không phải ngoại lệ.
Giai đoạn này cũng cần chuẩn bị nhân công, các loại máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình thi công.
4.2. San lấp mặt bằng, làm đất

- Xác định các vị trí của công trình trên khu đất đã được giải phóng mặt bằng.
- Đào đất theo kích thước và các vị trí đã được xác định.
- Xử lý đất sau khi đào và hút nước (trong trường hợp có nước xuất hiện sau khi đào).
4.3. Công tác cốt thép
- Cắt ghép, gia công thép theo bản vẽ.
- Đổ lớp bê tông lót móng hoặc có thể lót móng bằng gạch.
- Tiến hành đặt thép móng băng.
- Đặt thép dầm móng.
- Cuối cùng là đặt thép chờ cột.

4.4. Đóng cốp pha
- Đóng và đặt cốp pha theo phần thép đã định trước.
4.5. Đổ bê tông hoàn thiện phần móng băng

· Bê tông phải đảm bảo tỉ lệ xi măng, cát sỏi, trộn theo đúng quy chuẩn.
· Phải đảm bảo bê tông được đổ đầy, chắc.
· Bê tông không được lẫn rác hoặc chất bẩn.
Trên đây, Blog Mua Nhà đã chia sẻ kiến thức liên quan tới móng nhà và giúp mọi người nắm rõ hơn móng băng là gì? Đồng thời Blog Mua Nhà cũng đã đưa ra các biện pháp thi công móng băng, hy vọng bạn và gia đình sẽ có thể thi công và hoàn thiện phần móng cho ngôi nhà của mình một cách hoàn hảo nhất.