Các điều luật, thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư thường do 2 bên thương lượng và đề ra. Tuy nhiên, để bản hợp đồng này được chặt chẽ, chi tiết, bạn có thể tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư mà Blog Mua Nhà chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Các loại hình bất động sản như nhà đất, căn hộ chung cư thường có giá trị tài chính rất lớn. Vì vậy, trước khi thực hiện giao dịch mua bán bất động sản, các bên tham gia thường tiến hành thực hiện thủ tục đặt cọc để đảm bảo chắc chắn cho giao dịch mua bán được diễn ra.
I. Hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư
1. Khái niệm
Theo điều 328 bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Đặt cọc là hình thức bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền (hoặc tài sản đặt cọc như: kim khí quý, đá quý, các vật có giá trị khác…) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết, thực hiện hợp đồng được diễn ra”.
Theo đó, hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư là một loại hợp đồng chuyên dụng, được sử dụng khi thực hiện giao dịch mua bán căn hộ chung cư.

Khi hợp đồng mua bán căn hộ chung cư được diễn ra, khoản tiền đặt cọc sẽ được trả lại bên đặt cọc. Nhưng nếu trong trường hợp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư không được diễn ra do:
- Bên đặt cọc từ chối ký hợp đồng: tiền đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc
- Bên nhận đặt cọc từ chối ký hợp đồng: phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng)
Xem Thêm: Tổng hợp những thông tin về nhà ở xã hội, điều kiện mua nhà ở xã hội
2. Quyền và nghĩa vụ của 2 bên
2.1. Bên đặt cọc
Theo Điều 30 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định, quyền của bên đặt cọc bao gồm:
- Thanh toán cho bên nhận đặt cọc tiền đặt cọc hay tài sản đặt cọc
- Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản đặt cọc cho bên nhận đặt cọc theo quy định của pháp luật
Theo Điều 31 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định, nghĩa vụ của bên đặt cọc là có quyền yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc sử dụng tài sản đặt cọc nếu do sử dụng mà tài sản có nguy cơ bị mất giá trị, giảm sút giá trị.

2.2. Bên nhận đặt cọc
Theo Điều 32 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định, quyền của bên nhận đặt cọc là có thể sở hữu tài sản đặt cọc nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng
Theo Điều 33 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định, nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc bao gồm:
- Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, không được khai thác, sử dụng tài sản đó
- Không được xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc trừ trường hợp bên đặt cọc, bên ký cược đồng ý
3. Tại sao phải thực hiện hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư?
Việc thực hiện hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư là điều rất cần thiết, vì:
- Đảm bảo an toàn, chắc chắn cho việc giao dịch mua bán căn hộ chung cư sau này được thực hiện
- Hợp đồng có giá trị pháp lý rất cao, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra
- Điều kiện để thống nhất về các điều khoản có trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư
Vì vậy, bạn cần tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc để đảm bảo bản hợp đồng này được đầy đủ các thỏa thuận, tránh những rắc rối không đáng có.

II. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư
1. Nội dung của hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư
Trong hợp đồng thường có những nội dung cơ bản như sau:
- Tên hợp đồng
- Chủ thể tham gia hợp đồng
- Các thông tin căn nhà: Địa chỉ, diện tích, trang thiết bị, kết cấu nhà,…
- Giá bán, phương thức thanh toán (tiền mặt hay chuyển khoản)
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Phương thức giải quyết tranh chấp
- Cam kết chung
2. Điều khoản của hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư
Theo Khoản 2 điều 398 Bộ luật Dân sự 2015, các điều khoản trong hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư bao gồm:
- Thông tin cơ bản của bên bán và bên mua: họ và tên, năm sinh, chứng minh nhân dân, địa chỉ, số điện thoại,…
- Thông tin căn hộ chung cư: diện tích đất, diện tích xây dựng, tình trạng nhà bao gồm các trang thiết bị, kết cấu nhà, tiến độ xây dựng,…
- Số tiền đặt cọc
- Thời gian hai bên thực hiện giấy tờ thủ tục pháp lý
- Các đợt thanh toán tiền tiếp theo, phương thức thanh toán
- Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại
- Điều khoản chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Hai bên ký nhận, kết thúc giai đoạn đặt cọc để chuyển qua giai đoạn ký kết hợp đồng mua bán chung cư
3. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư

Tải Mẫu hợp đồng tại đây.
III. Lưu ý khi thực hiện hợp đồng
Khi thực hiện ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
1. Những điều cần có trong hợp đồng
Những điều khoản yêu cầu cần phải có trong hợp đồng bao gồm:
- Mô tả chi tiết về tài sản đặt cọc
- Đảm bảo giao kết của hợp đồng mua bán và thực hiện đúng theo quy định
2. Số tiền đặt cọc
Theo pháp luật Việt Nam hiện nay không quy định số tiền đặt cọc. Số tiền này thường do thỏa thuận giữa 2 bên mua và bán và thường chiếm từ 10 – 30% tổng giá trị hợp đồng.
Như vậy, Blog Mua Nhà vừa hướng dẫn bạn chi tiết cách soạn hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư. Hy vọng bạn sẽ không gặp phải rắc rối, khó khăn nào trong quá trình ký kết, thực hiện giao dịch mua bán nhà.
Ann Tran – Ban biên tập Blog Mua Nhà