Lưu ý khi mua nhà vi bằng tránh là chịu thiệt hại nhất. Nguyên nhân chính là do người mua còn thiếu kiến thức, hiểu biết về hình thức mua bán nhà vi bằng.
Vì vậy, những lưu ý khi mua nhà vi bằng dưới đây là thông tin hữu ích bạn không nên bỏ qua. Hãy cùng Blog Mua Nhà tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua nội dung dưới đây.
I. Vi bằng là gì?
Vi bằng chính là văn bản được lập bởi Thừa phát lại, ghi nhận 1 số hành vi, sự kiện nằm trong quy định của pháp luật quy định. Nó được sử dụng làm chứng cứ trong việc xét xử và cả trong những quan hệ pháp lý khác.
Thừa phát lại chứng kiến trực tiếp các hành vi, sự kiện được ghi nhận trên vi bằng. Yêu cầu của việc ghi nhận chính là phải đảm bảo sự trung thực và khách quan.

II. Lưu ý khi mua nhà vi bằng nhất định phải biết
1. Mua bán nhà vi bằng Thừa phát lại công chứng là không hợp pháp
Nhà nước không trao quyền công chứng cho Thừa phát lại. Chính vì vậy, việc mua bán nhà qua vi bằng do Thừa phát lại công chứng là sai, không đúng theo quy định của pháp luật. Nên nếu bạn được cò đất phổ biến, tư vấn nội dung này chính là một hành vi lừa dối.
Thực chất, Nhà nước chỉ trao quyền cho Thừa phát lại thực hiện những công việc sau đây:
- Làm tống đạt theo yêu cầu của phía Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Tòa án.
- Lập vi bằng theo như yêu cầu của các cơ quan, cá nhân, tổ chức.
- Dựa theo yêu cầu từ phía đương sự để tiến hành xác minh về điều kiện thi hành án.
- Trực tiếp tổ chức việc thi hành án những quyết định và bản án của Tòa án mà đương sự yêu cầu.

2. Vi bằng phải được lập thành 3 bản chính
3 bản này sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật như sau:
- Người yêu cầu giữ 1 bản.
- Sở Tư pháp của tỉnh giữ 1 bản.
- Thừa phát lại giữ 1 bản.
Vi bằng cũng tương tự như biên bản, là 1 tài liệu bằng văn bản, kèm theo có thể có âm thanh, hình ảnh, video. Trong tài liệu này, Thừa phát lại có trách nhiệm mô tả và ghi nhận lại các sự kiện, hành vi mà mình chứng kiến đảm bảo sự khách quan, trung thực để lập vi bằng.
Khi đó, vi bằng sẽ đóng vai trò là bằng chứng có thể bảo vệ một cách vững chắc, tránh các rủi ro pháp lý. Nó sẽ là tài liệu có giá trị về mặt chứng cứ được sử dụng trước Tòa án nếu giữa các bên xảy ra tranh chấp có liên quan tới hành vi cũng như sự kiện lập vi bằng.

Xem Thêm: Mua đất dự án chưa có sổ đỏ có phải là bạn đang mua rủi ro?
3. Các trường hợp nên được lập vi bằng
- Xác nhận về hành vi giao nhận tài sản, tiền; quá trình, kết quả kiểm kê tài sản; tình trạng của tài sản trước khi thừa kế, kết hôn và ly hôn; tình trạng đất đai, nhà và tài sản khi thực hiện hoạt động mua, bán và cho thuê.
- Xác nhận về tình trạng của nhà liền kề trước khi tiến hành xây dựng công trình; tình trạng của tài sản, nhà bị hư hỏng gây ra bởi hành vi của các tổ chức, cá nhân khác; tình trạng đất đai, nhà bị lấn chiếm hay dùng không đúng với mục đích;
- Xác nhận đối với việc chiếm giữ tài sản, nhà, trụ sở trái với pháp luật; xác nhận về hành vi bán hàng nhái, hàng giả tại những cơ sở thương mại, kinh doanh; việc giao hàng không đảm bảo chất lượng, các hành vi cạnh tranh không được lành mạnh;
- Xác nhận về mức độ ô nhiễm; tình trạng của công trình khi tổ chức nghiệm thu; sự chậm trễ đối với việc thi công công trình.
- Xác nhận những hành vi trái với quy định pháp luật trong các lĩnh vực phát thanh, báo chí, truyền hình, tin học như: đưa thông tin sai sự thật; đưa tin vu khống; đưa thông tin khi người có thẩm quyền chưa cho phép;
- Xác nhận đối với công tác tổ chức cuộc họp gia đình; Đại hội đồng các cổ đông; cơ quan, tổ chức;
- Xác nhận đối với việc cá nhân, tổ chức từ chối thực hiện các công việc mà căn cứ vào quy định pháp luật thì tổ chức, cá nhân đó cần thực hiện;
- Xác nhận đối với các giao dịch không nằm trong thẩm quyền công chứng theo quy định pháp luật; những việc không nằm trong thẩm quyền mà UBND các cấp chứng thực;
- Xác nhận đối với những sự kiện pháp lý khác mà pháp luật quy định.
4. Lưu ý khi mua nhà vi bằng chưa có đủ cơ sở pháp lý
Căn cứ vào nội dung Điều 28 của Nghị định số 61 mà Chính phủ ban hành thì vi bằng được lập bởi Thừa phát lại chỉ có giá trị về mặt chứng cứ, là cơ sở để Tòa án tiến hành xem xét trong quá trình giải quyết vụ án hay căn cứ thực hiện những giao dịch khác mà pháp luật quy định.
Do vậy, việc mua bán nhà thông qua hình thức vi bằng chỉ có giá trị dừng lại ở mặt chứng cứ, chứ chưa đủ điều kiện về mặt pháp lý để tiến hành được việc sang tên đối với tài sản cho phía bên mua.

5. Lưu ý khi mua nhà vi bằng tiềm ẩn không ít rủi ro
Như trên đã phân tích, việc mua bán nhà đất chỉ qua vi bằng chưa có cơ sở đầy đủ về pháp lý nên rủi ro rất cao.
Trên thực tế đã có nhiều trường hợp mà chủ sở hữu của tài sản vẫn tiến hành lập vi bằng để chuyển nhượng đất đai, nhà cửa trong khi tài sản đó đã được đem đi cầm cố, thế chấp ngân hàng, thậm chí là chuyển nhượng cho một người khác bằng giấy qua tay.
Khi đó những tranh chấp xảy ra, khiến người mua chịu thiệt hại lớn. Đồng thời còn gây những khó khăn trong xử lý đối với cơ quan chức năng.
6. Không phải mọi vi bằng lập bởi Thừa phát lại đều có giá trị
Những vi bằng được công nhận là có giá trị chỉ khi được đăng ký ở Sở Tư pháp và có hiệu lực không giới hạn về thời gian. Nếu không đăng ký ở Sở Tư pháp, vi bằng đó sẽ hoàn toàn không có giá trị gì.
Đối với những vi bằng được lập không đúng với thẩm quyền, nằm ngoài phạm vi được lập vi bằng hoặc thời hạn gửi vi bằng không đúng theo quy định thì phía Sở Tư pháp sẽ có quyền không tiếp nhận đăng ký vi bằng.
Khi đó, Sở Tư pháp sẽ gửi cho Văn phòng Thừa phát lại cùng người yêu cầu tiến hành lập vi bằng văn bản thông báo với nội dung ghi rõ ràng lý do đăng ký bị từ chối.
Như vậy việc mua bán nhà qua vi bằng rất dễ xảy ra rủi ro. Vì thế, nếu có ý định mua tài sản BĐS bằng hình thức này bạn cần hết sức cẩn trọng. Tốt nhất, bạn nên nhờ đến sự tư vấn, hỗ trợ của nhân viên pháp lý có chuyên môn để hạn chế nhất các rủi ro.
Hy vọng qua những lưu ý khi mua nhà vi bằng trên đây sẽ giúp bạn có thể cân nhắc, xem xét kỹ càng khi mua bán nhà bằng hình thức này để tránh mất tiền oan.