Kính cản nhiệt còn được gọi là kính Low-E là một trong những vật liệu xây dựng có tác dụng ngăn sự tác động nhiệt của môi trường bên ngoài vào môi trường bên trong. Với sự thay đổi thất thường của thời tiết Việt Nam thì kính Low-E chính là một trong những giải pháp hoàn hảo giúp tổ ấm mát mẻ và mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
1. Kính cản nhiệt Low-E là gì?

Kính Low-E còn có các tên gọi khác là kính bức xạ thấp hay kính cản nhiệt. Là loại kính được phủ trên bề mặt một lớp metalic siêu mỏng có tác dụng giảm sự phát tán, làm chậm sự hấp thụ nhiệt đồng thời làm chậm quá trình truyền tải nhiệt nhưng vẫn đảm bảo khả năng sáng cho không gian bên trong.
Có thể bạn quan tâm:
2. Công dụng của kính cản nhiệt Low-E
Kính cản nhiệt Low-E có lớp phủ không độc hại, không màu và siêu mỏng. Những tấm kính này hoàn toàn an toàn và đang trở thành tiêu chuẩn cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả cho những ngôi nhà, tòa nhà hiện đại.

Những công dụng tuyệt vời của kính cản nhiệt Low-E gồm:
- Kính giúp ngăn chặn và làm giảm sự truyền nhiệt từ ngoài vào trong hay từ trong ra ngoài. Giúp căn phòng, không gian trong nhà luôn có nhiệt độ ổn định.
- Giúp tiết kiệm chi phí điện năng tối đa nhờ nhiệt lượng tỏa ra trong phòng ít hơn.
- Kính kiểm soát năng lượng mặt trời hiệu quả nên đồng thời ngăn chặn được tia UV ảnh hưởng đến sức khỏe con người nhất là làn da.
- Giảm độ sáng chói của ánh sáng nhờ khả năng giảm 50% nhiệt lượng ánh sáng khi đi qua kính.
- Tại các tòa nhà thương mại, văn phòng, trung tâm mua sắm hay các tòa nhà chọc trời, kính Low-E giúp giảm chi phí vận hành của kết cấu.
3. Đặc điểm của kính cản nhiệt Low-E

Kính cản nhiệt Low-E hiện đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều cá nhân, tổ chức nhờ những đặc điểm vượt trội của mình.
- Mức độ phản chiếu ánh sáng vừa phải cho đến cao
- Đạt độ thấu quang tối đa
- Thích hợp với mọi công trình, thiết kế kiến trúc
- Mặt phủ bền vĩnh viễn.
- Màu sắc, chủng loại đa dạng, phong phú
- Có thể sử dụng kính đơn làm kính mờ ở các mặt dựng
4. Phân loại kính cản nhiệt
Hiện nay, thị trường đang cung cấp đến người dùng 2 loại kính cản nhiệt Low-E là kính phủ mềm Low-E và kính phủ cứng Low-E.
4.1. Kính phủ mềm Low-E

Kính phủ mềm Low-E là loại kính được phủ lên bề mặt một hợp chất đặc biệt có tính năng kiểm soát nhiệt tốt với kỹ thuật điện giải trong chân không (phủ mềm).
Thành phần của kính Low-E mềm là hai hay nhiều lớp phủ với các đặc điểm sau:
- Kính có mức độ phản chiếu ánh sáng cao
- Giá thành vừa phải nên đáp ứng nhu cầu của đa số khách hàng
- Lớp phủ dễ bong tróc, trầy xước, không thể gia công, cắt gọt hay uốn cong. Bởi vậy, kích thước khi sử dụng phải thật chính xác so với thực tế.
- Màu sắc, chủng loại đa dạng, có thể làm kính đơn, kính mờ với mặt phủ quay vào trong.
4.2. Kính phủ cứng Low-E

Kính phủ cứng Low-E là loại kính được phủ lên bề mặt một hợp chất đặc biệt có khả năng kiểm soát nhiệt tốt với kỹ thuật nhiệt luyện (phủ cứng).
Thành phần của kính phủ cứng Low-E là lớp phủ nguyên tấm với những đặc điểm sau:
- Kính có độ thấu quang tối đa, mức độ phản chiếu ánh sáng vừa phải
- Giá thành tốt
- Mặt phủ cứng bền vĩnh viễn, dễ gia công, cắt gọt, tôi uốn phù hợp với mọi thiết kế kiến trúc.
- Kính có màu sắc, chủng loại đa dạng, có thể sử dụng làm kính đơn, kính mờ ở các mặt lưng.
Kính cản nhiệt Low-E hiện đang là lựa chọn tối ưu cho các công trình tại Việt Nam. Giá thành dù cao hơn các loại kính chịu lực thông thường khác, tuy nhiên xét về lâu dài thì Low-E chính là lựa chọn tốt nhất cho bạn.
Tiếp tục theo dõi Blog Mua Nhà mỗi ngày để có thêm những kiến thức bổ ích về xây dựng – thiết kế nhà ở nhé!
Chúc bạn sức khỏe và thành công!