Kiến trúc Đông Dương (KTĐD) là kiến trúc du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc. Sự giao thoa giữa 2 nền kiến trúc Pháp – Việt đã tạo ra phong cách kiến trúc đặc sắc với các công trình kiến trúc nổi bật tại Việt Nam. Vậy KTĐD là gì, đặc điểm ra sao, lịch sử ra đời và phát triển như thế nào? Cùng Blog Mua Nhà tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
1. Kiến trúc Đông Dương là gì?

Kiến trúc Đông Dương còn được gọi là Indochine Style theo tiếng Pháp. Đây là phong cách chiết trung giữa 2 nền văn hóa Âu – Á cụ thể là Pháp – Việt. Nó mang hơi thở hiện đại, bề thế của kiến trúc Pháp và nét đẹp truyền thống hoài cổ Việt Nam.
KTĐD không mang đến sự áp đặt của kiến trúc Pháp mà tồn tại cái đẹp của kiến trúc Việt. Những giá trị tinh tế, hiện đại của Pháp kết hợp cùng văn hóa đặc trưng đất Việt tạo nên kiến trúc đẹp, riêng biệt.
Có thể bạn quan tâm:
2. Lịch sử ra đời và phát triển kiến trúc Đông Dương

Kiến trúc Pháp du nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc. Người Pháp đến đây sinh sống và làm việc mang theo nền văn hóa và kiến trúc bản địa. Tuy nhiên, sự khác biệt về văn hóa, khí hậu khiến các kiến trúc sư người Pháp nhận ra rằng cần có sự thay đổi để thích nghi với chính quốc. Nhờ đó, kiến trúc tiền thuộc địa ra đời, là tiền thân của kiến trúc Đông Dương sau này.
Ernest Hébrard (giáo sư trường cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương) được coi là cha đẻ của phong cách KTĐD. Các công trình do ông xây dựng cho đến nay vẫn độc đáo và được người Việt trân trọng.
Ra đời vào khoảng năm 1920, trào lưu kiến trúc này phát triển mạnh mẽ và kết thúc vào khoảng trước năm 1960. Tuy nhiên, trào lưu này đang dần trở lại và được áp dụng phổ biến tạo nên những công trình biệt thự, nhà ở ấn tượng.
3. Đặc điểm phong cách Đông Dương
– Kỹ thuật và vật liệu xây dựng
Đặc trưng tiêu biểu của KTĐD là sự kết hợp các kỹ thuật hiện đại đường nét thiết kế, đèn điện, cổng lớn,…
Các vật liệu, chất liệu thiết kế tiên tiến như: khung bê tông cốt thép, ngói đá xám chẻ, gạch caro, sành sứ nhiều màu,…

– Hệ thống mái khác biệt
Các công trình ứng dụng KTĐD thường có mái bằng hoặc mái lợp ngói. Mái bằng áp dụng cho các công trình lớn và mái ngói ứng dụng cho các công trình nhỏ.
Mái ngói có thiết kế nhô ra giúp che mưa nắng. Các thiết kế mái dạng vút cong, có thiết kế theo kiến trúc truyền thống có hoa văn trang trí ở đỉnh mái và các góc cong của mái.

– Hoa văn, họa tiết trang trí
Hoa văn, họa tiết là các đường nét được chú trọng trong kiến trúc Việt. Khi du nhập và hình thành KTĐD đặc trưng nổi bật này vẫn được gìn giữ và sử dụng trang trí cho trần nhà, tường, vách ngăn, đồ gỗ.
4. Các công trình kiến trúc Đông Dương nổi bật
– Trường đại học Đông Dương

Trường đại học Đông Dương là công trình KTĐD đầu tiên ở Việt Nam. Công trình được thiết kế tại Pháp, thi công tại Việt Nam sau nhiều lần thay đổi bản vẽ.
– Bưu điện trung tâm Sài Gòn

Bưu điện trung tâm Sài Gòn được xây dựng từ năm 1886 – 1891 và là bưu điện lớn nhất ở Việt Nam với hơn 100 năm phát triển. Hệ thống trần nhà hình vòm cung kết hợp cùng hệ thống vì kèo sắt có các đầu nối hoa văn đẹp chính là nét đẹp ấn tượng nhất của công trình.
– Trụ sở Bộ Ngoại giao

Trụ sở Bộ Ngoại giao do chính kiến trúc sư Ernest Hébrard thiết kế theo dạng hình chữ H độc đáo. Công trình hoàn thành năm 1928 nổi bật với tone màu vàng sang trọng. Có tuổi đời lên đến gần 100 tuổi thế nhưng tòa nhà vẫn duyên dáng và là một trong những công trình đẹp nhất của Thủ đô.
Kiến trúc Đông Dương không chỉ là phong cách kiến trúc văn hóa độc đáo mà còn chứa đựng những giá trị lịch sử lâu đời của đất Việt. Nếu yêu thích phong cách này hãy bắt đầu bản kế hoạch xây dựng ngôi nhà mơ ước của bạn ngay hôm nay nhé!
Chúc bạn thành công!