Hạng mục công trình là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong xây dựng, thiết kế. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, thuật ngữ này khá lạ lẫm, gây khó hiểu với nhiều người. Nhằm giúp bạn đọc hiểu chính xác hạng mục công trình là gì, ý nghĩa của nó, Blog Mua Nhà sẽ gửi đến bạn giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Định nghĩa hạng mục công trình là gì?

Theo điều 3 luật Xây dựng: “hạng mục công trình là một phần của công trình với công năng vận hành độc lập”.
Có thể hiểu đơn giản, hạng mục công trình là những công trình nhỏ, riêng lẻ nằm trong tổ hợp một công trình lớn. Một dự án khi được đầu tư xây dựng sẽ có một hay nhiều hạng mục công trình khác nhau.
Ví dụ:
- Công trình biệt thự đơn lập các hạng mục công trình sẽ là hồ bơi, tiểu vườn, hàng rào, nhà để xe,…
- Công trình xây dựng thuỷ điện sẽ gồm các hạng mục: đập, kênh dẫn, hồ chứa nước, phòng làm việc, tổ máy phát điện,…
2. Vai trò của hạng mục công trình là gì?

Hạng mục công trình là những phần nhỏ lẻ của một công trình. Tuy nhiên, không có các hạng mục công trình sẽ không thể có một công trình hoàn chỉnh. Do đó, hạng mục công trình có vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng.
Cụ thể như sau:
- Hạng mục càng chi tiết càng quan trọng. Nó thể hiện cụ thể từng chi tiết nhỏ giúp kỹ sư xây dựng dễ dàng thực hiện và tỉ mỉ hơn trong từng khâu, từng hoạt động.
- Công trình có nhiều hạng mục nhỏ sẽ càng hoàn thiện công việc dễ dàng, chi tiết, ít sai sót hơn. Trường hợp có sai sót cũng dễ phát hiện, chỉnh sửa hơn.
- Từng hạng mục nhỏ hoàn thành tốt sẽ kéo theo cả công trình xây dựng chất lượng.
3. Quy định về hạng mục công trình

- Trong một dự án xây dựng sẽ có nhiều công trình xây dựng khác nhau. Trong một công trình xây dựng sẽ có nhiều hạng mục khác nhau. Do đó, tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất mà công trình sẽ có ít hoặc nhiều hạng mục.
- Trong một hạng mục sẽ có nhiều công tác xử lý, xây dựng, lắp đặt khác nhau. Mỗi công tác trong hạng mục khi hoàn thiện cần tiến hành nghiệm thu trước khi thực hiện công tác tiếp theo. Mục đích nhằm tránh những sai sót trong các khâu nhỏ, kiểm soát chất lượng công trình.
4. Lưu ý về nghiệm thu hạng mục công trình

Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định, nghiệm thu giai đoạn không còn là bắt buộc. Chủ đầu tư có quyền quyết định giai đoạn nào cần hay không cần nghiệm thu, thậm chí có thể bỏ qua khi cảm thấy không cần thiết.
Tuy nhiên, chủ đầu tư cần lưu ý:
- Trong một hạng mục công trình sẽ có nhiều công tác xây lắp. Mỗi công tác khi hoàn thành cần nghiệm thu trước khi thực hiện công tác tiếp theo.
- Càng nhiều công tác nghiệm thu sẽ càng tránh được những sai sót khi thực hiện các khâu nhỏ trong hạng mục. Công việc này chính là nghiệm thu công trình hoàn thành.
- Sau khi các công việc của hạng mục hoặc công trình hoàn thành, đơn vị cần tiến hành nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng.
- Với các công trình nhiều hạng mục như trung tâm thương mại, khách sạn tiêu chuẩn (3 sao, 4 sao, 5 sao,…) tòa nhà văn phòng,… việc nghiệm thu cần thành lập văn bản rõ ràng và có các tiêu chuẩn thiết kế theo đúng quy định.
- Người thực hiện hạng mục công trình rất quan trọng. Họ là những người trực tiếp thực hiện các chi tiết của công trình và hạng mục. Do đó, người thực hiện cần có chuyên môn tốt, đạt được những yêu cầu nhất định đáp ứng công việc.
Trên đây là nội dung cơ bản giải đáp thắc mắc hạng mục công trình là gì, ý nghĩa và những lưu ý cần nắm về thuật ngữ này. Hy vọng bài viết bổ ích và giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích.
Chúc bạn sức khỏe và thành công!