Việc tính toán độ dốc cầu thang đóng vai trò quan trọng bởi điều này ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình. Vì thế, bạn cần nắm được cách tính để biết cầu thang nhà mình có độ dốc bao nhiêu thì phù hợp.
Blog Mua Nhà sẽ giúp bạn qua bài viết sau đây.
1. Vì sao cần tính toán độ dốc cầu thang?
Nếu như cầu thang được thiết kế với độ dốc quá cao sẽ khiến người sử dụng dễ bị mỏi, hụt chân, ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khỏe, dễ gây ngã và các bệnh lý về xương khớp.
Tuy nhiên nếu xây cầu thang bằng phẳng, không có độ dốc thì sẽ cản trở đi lại.
Do đó, cầu thang cần có một độ dốc hợp lý để đảm bảo việc di chuyển thuận tiện và không làm ảnh hưởng đến sự an toàn cũng như sức khỏe của người sử dụng.

Trong xây dựng cầu thang có một số quy định bạn cần biết, đó là:
- Đối với kiến trúc nhà ở, chiều rộng thân cầu thang tối thiểu là 0,9m nếu dành cho một hộ gia đình dùng, còn nhiều hộ cũng sử dụng độ rộng là 1,10m.
- Đối với những công trình công cộng sẽ dựa trên quy phạm về số tầng, số lượng người sử dụng, đi lại để tính toán chiều rộng thân cầu thang cho hợp lý.
2. Cách tính độ dốc cầu thang chuẩn xác, đảm bảo an toàn
Độ dốc cầu thang có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với khoảng rộng bước đi, được quyết định bởi 2 yếu tố đó là: chiều rộng bậc thang và tỷ lệ chiều cao.
Công thức tính: 2h + b = 600 mm
Trong đó:
- h: chiều cao của bậc thang
- b: chiều rộng của bậc thang.

Các công trình kiến trúc thường có độ cao bậc thang trong nhà khoảng 150 – 180mm và chiều rộng bậc thang tương ứng là từ 240 – 300 mm. Đây là kích thước hợp lý giúp cầu thang cân đối, độ dốc vừa phải, thuận lợi cho di chuyển, đi lại của người sử dụng.
Thông thường chiều cao bậc thang trong nhà từ 140 đến 200mm, độ dốc tương ứng sẽ khoảng 20 đến 45 độ. Con số này là độ dốc phù hợp, tuy nhiên nó không đúng với tất cả các công trình xây dựng.
Ngoài các thông số trên, chiếu nghỉ cũng như kích thước của nó cũng có ảnh hưởng đến mức độ thuận tiện khi sử dụng cầu thang. Theo đó, số bậc cầu thang thiết kế không được quá 18 bậc liên tục, thông thường sẽ là cứ 11 bậc sẽ thiết kế một chiếu nghỉ có kích thước 60cm là tối thiểu.
Chiều rộng chiếu nghỉ so với chân thang không được nhỏ hơn, đồng thời nó cần đảm bảo cho việc vận chuyển những đồ dùng lớn được dễ dàng.

Xem Thêm: Cách bố trí cầu thang trong nhà hẹp khoa học, tiết kiệm không gian nhất
3. Thiết kế cầu thang theo phong thủy đem lại may mắn
Ngoài các yếu tố về thẩm mỹ, thuận lợi di chuyển, độ an toàn,… thì phong thủy cũng là yếu tố cần quan tâm khi thiết kế cầu thang để đem lại những điều tốt đẹp hơn cho gia chủ.
Cầu thang trong kiến trúc của mỗi ngôi nhà là cầu nối, là nơi lưu thông khí của 2 tầng với nhau. Do đó, tính số bậc cầu thang và yếu tố phong thủy cầu thang khá quan trọng. Cách tính số bậc cầu thang: lấy chiều cao tầng chia cho chiều cao mỗi bậc.
Công thức tính chiều cao bậc chuẩn được áp dụng phổ biến:
h = (60 –b)/2 (cm)
Ngoài ra, bạn nên chọn những vật liệu để làm cầu thang có thể tạo luồng khí tốt sẽ giúp phong thủy cầu thang tốt hơn, hợp với gia chủ.

4. Những lưu ý khi thiết kế cầu thang
- Hiện nay, trong kiến trúc xây dựng nhà ở dân dụng, chiều rộng thân cầu thang thường từ 0,9m – 1,2m.
- Độ rộng chiếu nghỉ không nhỏ hơn chiều rộng thân thang, đảm bảo thuận tiện cho di chuyển.
- Chiều cao lan can: thường chiều cao này là 900mm, được tính từ trung tâm mặt bậc thang tới mặt trên tay vịn.
- Để tạo độ thoáng, mở rộng hơn không gian và tiết kiệm điện năng, bạn nên sử dụng vật liệu kính hay kính cường lực,… cho cầu thang. Điều này cũng giúp ngôi nhà bạn trở nên sang trọng, ấn tượng hơn.
Trên đây là những thông tin cần nắm về độ dốc cầu thang. Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã biết cầu thang cần có một độ dốc hợp lý và cách thiết kế cầu thang hợp phong thủy, an toàn, hiệu quả cho không gian nhà mình.