Đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là gì? Cách phân biệt sự khác nhau giữa đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất chính xác nhất.
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, đất rừng thuộc nhóm đất nông nghiệp và được chia làm 3 loại đất: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Hôm nay, Blog Mua Nhà sẽ giới thiệu đến bạn đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là gì? Cùng theo dõi nhé!
I. Định nghĩa đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ
1. Đất rừng sản xuất là gì?

Đất rừng sản xuất là một trong các loại đất nông nghiệp được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông – lâm nghiệp. Theo quy định của luật Đất đai 2013 tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10, đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp nên phải tuân thủ những quy định sử dụng của loại đất này.
Hiện nay, đất rừng sản xuất được chia làm 2 loại:
- Rừng tự nhiên: là loại đất được phục hồi bằng các biện pháp xúc tiến khoanh nuôi tái sinh tự nhiên.
- Rừng trồng: những diện tích rừng trồng bằng vốn của chủ rừng tự đầu tư hoặc ngân sách do Nhà nước cấp.
2. Đất rừng phòng hộ là gì?

Đất rừng phòng hộ là những diện tích đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích:
– Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống các hiện tượng như xói mòn, sạt lở, lũ quét,…
– Hạn chế các thiên tai, góp phần điều hòa không khí, bảo vệ môi trường;
– Kế hoạch quốc phòng an ninh với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đáp ứng các dịch vụ môi trường.
Đất rừng phòng hộ được chia thành các nhóm sau:
– Đất rừng phòng hộ đầu nguồn;
– Đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
– Đất rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
– Đất rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Có thể bạn quan tâm:
II. Quy định pháp luật về đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ
1. Đất rừng sản xuất
Theo Điều 135 Luật Đất đai 2013, Nhà nước tiến hành giao đất rừng sản xuất theo các hình thức sau:
- Giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức để sản xuất nông nghiệp.
- Cho các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình người Việt định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án trồng rừng.
- Được phép sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng cây lâu năm.
- Sử dụng đất rừng sản xuất theo hình thức kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường.
- Trường hợp đất lâm nghiệp ở xa khu dân cư sẽ tiến hành giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển.

2. Đất rừng phòng hộ
Nhà nước giao đất cho tổ chức quản lý để quản lý, phát triển và bảo vệ. Tổ chức quản lý sẽ tiến hành giao cho các hộ gia đình bảo vệ và phát triển.
Trong trường hợp không có tổ chức quản lý rừng, Nhà nước sẽ giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu phát triển và bảo vệ rừng.
III. Có được phép xây nhà trên đất rừng sản xuất và phòng hộ không?
Theo quy định của Luật đất đai, đất rừng sản xuất và đất phòng hộ đều thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Theo quy định của Luật Đất đai, nguyên tắc sử dụng đất là phải “đúng mục đích” đặc biệt là với rừng phòng hộ.
Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, nếu gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển đổi đất rừng sang đất ở cần tiến hành làm hồ sơ gửi văn phòng có thẩm quyền để xin chuyển đổi và cấp phép.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền;
Sau khi nộp hồ sơ, văn phòng đất đai có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét đánh giá hồ sơ có hợp lệ hay không. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện, sau 15 ngày sẽ tiến hành thông báo và cập nhật biến động đất đai. Trường hợp không hợp lệ, cơ quan đất đai sẽ thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trên đây là những giải đáp của Blog Mua Nhà liên quan đến đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là gì cùng những thông tin khác xoay quanh 2 loại đất này. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp bạn có thêm những kiến thức đất đai.