Cốp pha là một định nghĩa không mới lạ trong ngành xây dựng, tuy nhiên với những ai đang có ý định làm nhà thì từ này chắc hẳn vẫn sẽ gây ra những bỡ ngỡ. Để biết cốp pha là gì? Vai trò của cốp pha? Các loại cốp pha xây dựng, hãy cùng Blog Mua Nhà tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Cốp pha là gì?
Theo một số tài liệu liên quan tới ngành xây dựng, cốp pha có nguồn gốc từ tiếng Pháp, nghĩa là khuôn đúc bê tông. Mặc dù có nhiều chất liệu, loại hình khác nhau nhưng cuối cùng cốp pha là sản phẩm có chức năng chế tạo các kết cấu bê tông.
Có một điểm cần lưu ý nữa là cốp pha còn có thể gọi thành cốt pha. Cả hai từ này đều có nghĩa tương đương, nhưng sẽ bị gọi khác đi theo vùng miền.

2. Vai trò của cốp pha trong xây dựng
Cốp pha có hai vai trò chính trong xây dựng là:
+ Định hình bê tông, đảm bảo kích thước hình học theo cấu tạo của bê tông
+ Quyết định chất lượng bề mặt bê tông
Cốt pha sẽ dựng thành những sản phẩm như: cột tường, cột đỡ, kệ… Khuôn cốp pha được làm chắc chắn thì chất lượng sản phẩm càng cao.
Ở một vài trường hợp, kinh phí cho cốt pha thậm chí còn cao hơn kinh phí vật tư, sắt thép của của công trình đó. Cho nên, chủ nhà phải hết sức lưu ý đến vấn đề này.

3. Thành phần của cốp pha
Cốt pha được cấu tạo bởi 3 thành phần chính: ván khuôn, sườn cứng và các phụ kiện liên kết.
Ván khuôn: đây được coi là thành phần cực kỳ quan trọng giúp tạo hình bê tông, ảnh hưởng trực tiếp tới hình dạng, kích thước, chất lượng bề mặt.
Sườn cứng: Phần liên kết với ván khuôn, trọng trách chính là tăng độ cứng cho cốt pha và chịu lực cho toàn khối.
Các phụ kiện liên kết: có chức năng là liên kết các tấm cốt pha bền chặt với nhau.

4. Yêu cầu kỹ thuật đóng cốp pha
Cốt pha ảnh hưởng rất lớn tới công trình, vì thế yêu cầu kỹ thuật của cốt pha phải đảm bảo các yếu tố sau:
– Khuôn đúc phải kín kẽ để tránh bê tông tươi lỏng chảy ra ngoài.
– Hình dạng của cốp pha, kích thước, vị trí phải trùng với thiết kế kiến trúc để chế tạo ra những bê tông theo đúng yêu cầu, mong muốn.
– Dễ dàng tháo lắp, di chuyển và tái sử dụng đồng thời chịu được lực tốt khi kết cấu bê tông đã hình thành.
– Cốp pha được thiết kế chuẩn hóa, số lần tái sử dụng sẽ càng cao.

5. Các loại cốp pha xây dựng phổ biến hiện nay
Trong xây dựng có rất nhiều loại cốt pha như: cốt pha thép, cốt pha nhôm, cốt pha gỗ, cốt pha nhựa tổng hợp, cốt pha phủ film… tuy nhiên sẽ có 4 loại cốt pha chính, phổ biến là:
– Cốt pha thép định hình: được chế tạo từ chất liệu thép, gia công từ những khung thép định hình (thép u, thép hộp…). Loại cốt pha này thường gia công diện tích nhỏ do trọng lượng lớn. Khi lắp ghép cũng cần nhiều nhân sự để tạo thành hệ cốt chắc chắn.
– Cốt pha gỗ tự nhiên: được chế tạo từ những thanh gỗ tự nhiên ghép lại với nhau tạo thành hệ cốt pha. Thông thường gỗ sẽ được xử lý để tạo thành mặt phẳng. Cốt pha gỗ tự nhiên hay sử dụng cho các công trình xây dựng nhà cấp 4 hoặc nhà từ 1 tới 2 tầng và ở nông thôn.
– Cốt pha nhựa tổng hợp: chế tạo từ vật liệu tổng hợp, sản xuất trên dây chuyền công nghiệp. Vì thế nên cốt pha đạt chuẩn kích thước rất cao, có nhiều kiểu dáng.
+ Cốt pha nhựa tổng hợp có những đặc tính giống với cốt pha gỗ công nghiệp nhưng nhẹ hơn về trọng lượng. Cốt pha nhựa tổng hợp có thể dùng lại nhiều lần trong các môi trường khác nhau do khả năng tái sử dụng lớn.
+ Hiện nay, cốt pha nhựa tổng hợp chưa được sử dụng rộng rãi ở nước ta do chi phí sản xuất tốn kém, giá thành nhập liệu cao.
– Cốt pha gỗ công nghiệp: được chế tạo từ gỗ công nghiệp đã qua xử lý, đảm bảo tính chất hóa học, cơ lý đồng đều. Bề mặt gỗ phẳng nên quá trình ghép nhanh hơn, chống dính tốt hơn do được phủ lớp phim cứng. Nhưng nhược điểm của cốt pha gỗ công nghiệp là tuổi thọ thấp, không dùng được lâu dài.

Hi vọng với những thông tin ngắn trên, những thắc mắc của mọi người về cốp pha, thành phần, kỹ thuật cốp pha đã được giải đáp. Cũng thông qua bài viết này với các loại cốp pha xây dựng phổ biến hiện nay, mong rằng mọi người sẽ tìm được loại cốp pha phù hợp.