Trong cuộc sống có nhiều trường hợp khiến bạn cần vay một khoản tiền không nhỏ như: vay mua nhà, mua xe, đầu tư,… Tuy nhiên, nhiều người do không biết cách trả nợ thông minh nên bản thân luôn trong tình trạng lo lắng, stress vì nợ nần.
Nếu thời gian kéo dài còn có nguy hiểm đến sức khỏe, ảnh hưởng lớn tới tinh thần. Vì thế trong bài viết này hãy cùng Blog Mua Nhà tham khảo và áp dụng cách trả nợ hiệu quả giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho bạn.
I. Cách trả nợ thông minh thì bạn phải quan tâm đến những con số này
Theo kinh nghiệm trả nợ được nhiều chuyên gia tài chính cũng như những người từng lao đao vì nợ nần chia sẻ, thì bạn nhất định phải chú ý đến các con số sau đây:

1. Tổng số tiền nợ thực tế
Nhiều người dính vào cái bẫy của chính mình đó là không biết chính xác bản thân đang nợ tổng cộng bao nhiêu tiền. Do vay mỗi chỗ một ít mà bạn thường dễ có tâm lý ung dung, không mấy quan tâm đến việc trả nợ.
Nhưng “tích tiểu thành đại”, mỗi khoản vay nhỏ sẽ tạo thành khoản nợ lớn có thể khiến bạn phải giật mình.
Chính vì thế, trong cách trả nợ thông minh, đầu tiên bạn cần ngồi xuống và liệt kê ra một cách chi tiết từng khoản nợ của mình. Đó có thể bao gồm: nợ cá nhân, vay ngân hàng, nợ tín dụng,… hay bất kỳ khoản nợ nào bạn đang mang đều phải ghi chép ra.
Lúc này bạn đã có được con số tổng nợ thực tế mình cần trả. Nhìn vào nó bạn sẽ biết mình cần làm gì tiếp theo cũng như có động lực hơn để chóng thoát nợ.
2. Mức lãi suất của từng khoản nợ là bao nhiêu?
Bạn hãy nhìn lại danh sách liệt kê các khoản nợ của mình trước đó và bổ sung mức lãi suất cho mỗi khoản nợ.
Sau đó, bạn nên phân loại và sắp xếp khoản nợ trên cơ sở lãi suất thực tế. Như vậy, bạn sẽ có 2 hướng để lựa chọn bao gồm:
- Các khoản nợ có mức lãi suất cao sẽ ưu tiên trả trước.
- Các khoản nợ có mức lãi suất thấp ưu tiên trả trước.
Đây là một trong những con số rất quan trọng giúp bạn có được chiến lược trả nợ phù hợp nhất với bản thân.

3. Số tiền phải trả mỗi tháng đối với từng khoản nợ
Ở trên bạn đã có 2 cột trong danh sách gồm số tiền và lãi suất của từng khoản nợ. Tiếp đến, bạn hãy tính toán khoản tiền cần trả hàng tháng tương ứng. Con số này sẽ giúp bạn cân đối với chi tiêu, thu nhập của mình để điều chỉnh hợp lý, chủ động hơn trong việc trả nợ.
4. Chi phí phải tiêu mỗi tháng
Nếu bạn trước giờ không có thói quen liệt kê, ghi chép lại các khoản chi tiêu hàng tháng của bản thân, gia đình thì công việc này khá khó khăn. Tuy nhiên, bạn hãy bắt đầu từ chi phí cố định phải tiêu hàng tháng, ví dụ như: tiền xăng xe, điện nước, tiền thuê nhà,…
Đối với chi phí phát sinh linh hoạt khác bạn có thể kiểm soát được bằng cách hạn chế tối đa, chỉ chi tiêu nếu nhu cầu đó thật sự rất cần thiết. Đang trong giai đoạn trả nợ bạn hãy cố gắng không tiêu xài hoang phí.
Nếu có thói quen mua sắm, shopping hàng hiệu nhiều thì hãy kiềm chế lại bằng cách luôn nhắc nhở bản thân về con số nợ lớn đang chờ.

5. Thu nhập hàng tháng của bạn
Tương tự khoản nợ, bạn hãy liệt kê hết các khoản thu nhập hàng tháng của bản thân. Đồng thời, bạn đừng quên trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm, quỹ phúc lợi,…
Qua con số tổng thu nhập thực tế hàng tháng này bạn sẽ phần nào biết được khả năng trả nợ ra sao. Nếu khoản thu nhập này không đủ để bạn vừa trả nợ, vừa chi tiêu thì bạn cần tìm cách gia tăng thu nhập, như vậy mới tránh rơi vào cảnh không trả được nợ.
6. Thu nhập còn lại dùng để trả nợ
Phần thu nhập này được gọi là “thu nhập khả dụng”, chính là con số bạn có được sau khi tổng hợp, so sánh được toàn bộ các con số trước đó. Và nó là điểm bắt đầu cho kế hoạch trả nợ của bạn.
Dựa vào thu nhập khả dụng này, bạn hãy phân bổ một cách hợp lý cho các khoản nợ và tiến hành thanh toán dần vào mỗi tháng.
Bạn cũng đừng quên, mục tiêu hàng đầu hiện nay là trả nợ, nhanh chóng xóa nợ. Vì thế, bạn hãy quyết tâm “tăng thu nhập cùng với giảm chi phí” càng nhiều càng tốt.
II. Cách trả nợ thông minh giúp bạn chóng thoát nợ
Dựa theo những con số trên, bạn phải lên kế hoạch trả nợ cho mình thật chi tiết và cụ thể, theo 7 bước sau đây:
1. Bước 1: Cách trả nợ thông mình là ngưng việc tạo ra khoản nợ mới
Việc này tuy không dễ để thực hiện vì cuộc sống luôn rất khó lường. Con người lại dễ bị cám dỗ bởi những món đồ mình thích. Một ngày nào đó, có thể bạn sẽ không kiềm chế được bản thân mà mua chiếc túi xách hay điện thoại phiên bản mới,… khiến khoản nợ tín dụng gia tăng.

Chính điều này có thể làm phá sản kế hoạch trả nợ, nợ càng thêm nợ khiến bạn ngập ngụa trong nợ nần. Vì vậy, bạn nhất định phải làm chủ bản thân trước khi “xuống tiền” cho bất cứ nhu cầu nào.
Đặc biệt là các nhu cầu không cần thiết, vô bổ trước mắt. Biện pháp hạn chế vấn đề này hiệu quả là bạn có thể khóa hẳn chiếc thẻ tín dụng mình đang tiêu xài.
2. Bước 2: Sắp xếp những khoản nợ dựa theo lãi suất
Như chia sẻ ở trên, bạn sẽ có 2 hướng, cân nhắc lựa chọn hướng nào bạn hãy xem xét lý do cho từng hướng đó là:
Hướng thứ nhất
Khi bạn ưu tiên trả trước các khoản nợ lãi suất cao, đồng nghĩa với việc số tiền thanh toán nợ sẽ nhiều hơn.
Ưu điểm của hướng này là giúp bạn cắt giảm dần các khoản nợ lãi suất cao. Từ đó, bạn tiết kiệm được số tiền phải trả phát sinh từ mức lãi suất nhiều hơn là khoản nợ lãi suất thấp. Ngoài ra, bạn sẽ phần nào giảm tải áp lực trả nợ vào những tháng tiếp theo.

Hướng thứ hai
Nếu bạn ưu tiên trả trước khoản nợ lãi suất thấp thì bạn sẽ chỉ phải thanh toán số tiền ban đầu ít hơn.
Tuy làm như vậy, khoản nợ lãi suất cao vẫn tồn đọng và khiến tổng số tiền phải trả nhiều hơn, nhưng rõ ràng việc trả ít một sẽ giúp tăng động lực để bạn trả nợ.
Bạn hãy xem xét, cân nhắc kỹ càng để lựa chọn hướng trả nợ phù hợp.
3. Bước 3: Cách trả nợ thông minh là giảm bớt mức lãi suất
Việc giảm nợ được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, bằng cách chuyển dư nợ đối với khoản nợ tín dụng sẽ giúp bạn cắt giảm phần nào số tiền nợ. Theo đó, bạn hãy tham khảo nhiều ngân hàng xem mức lãi suất đang áp dụng là bao nhiêu.
Nếu bạn đang dùng thẻ tín dụng có lãi suất không phải là thấp nhất thì nên chuyển sang ngân hàng khác sử dụng để giảm bớt lãi suất.
Đồng thời khi có sự thay đổi này, bạn cần sắp xếp lại những khoản nợ để không làm ảnh hướng tới kế hoạch trả nợ mình vạch ra.
4. Bước 4: Cách trả nợ thông minh là lập kế hoạch tỉ mỉ cho chi tiêu
Ở bước quan trọng này bạn hãy sắp xếp những khoản chi tiêu giảm dần theo mức độ quan trọng. Bạn chú ý các khoản chi cuối danh sách và suy nghĩ xem sẽ quyết định ra sao với chúng. Bạn nên cân nhắc cắt bỏ chúng nếu không thực sự cần thiết trong các tháng tiếp theo tới khi thanh toán hết khoản nợ.
Chênh lệch giữa chi tiêu với thu nhập càng lớn càng tốt. Sau đó, bạn hãy đưa ra số tiền cụ thể dùng để trả nợ hàng tháng, khi đã trừ vào những khoản tiết kiệm, tích lũy khác. Một khi đã đặt ra mục tiêu trả nợ như vậy bạn cần nhất định tuân theo, không sử dụng cho mục đích khác.

5. Bước 5: Cách trả nợ thông minh là lập thời gian biểu trả nợ
Một bản kế hoạch trả nợ với thời gian cụ thể là rất cần thiết đối với hướng ưu tiên trả lãi cao hay thấp trước.
Bạn nên trả lần lượt tới khi thanh toán hết các khoản nợ ưu tiên trước rồi tiếp tục trả khoản nợ sau đó. Bạn muốn nhanh chóng thoát nợ phải thực hiện thật nghiêm túc.
Mỗi khi bạn không trả nợ được đúng hạn, chệch kế hoạch hãy nghiêm khắc với chính mình bằng việc tự phạt bản thân 1 khoản phí. Đó cũng là một biện pháp giúp bạn luôn thức tỉnh và có động lực trả nợ hơn.

6. Bước 6: Tự thưởng cho chính mình
Nếu bước 5 đã có phạt thì bước 6 này nên có thưởng cho công bằng. Bởi khi bạn phải thực hiện việc trả nợ nghiêm túc, khắt khe với bản thân có thể khiến bạn đôi lúc phát nản.
Những lúc như vậy, tự thưởng cho chính mình là cách sốc lại tinh thần hiệu quả. Tuy nhiên bạn hãy thực hiện vào thời điểm phù hợp ví dụ như bản thân đã đạt thành công nhất định trong kế hoạch trả nợ.
Và bạn nên nhớ công cuộc trả nợ vẫn còn nên hãy tự thưởng trong giới hạn, tránh vì chút phấn khích mà làm hỏng kế hoạch đang tiến triển tốt.

7. Bước 7: Tổng kết lại những khoản nợ
Mỗi khi bạn thanh toán xong một khoản nợ hãy tổng kết lại. Đồng thời tiếp tục lập kế hoạch mới để chi trả những khoản nợ tiếp theo. Điều này sẽ giúp bạn có động lực và quyết tâm hơn để đạt được mục tiêu sau cùng “thoát nợ”.
Bạn cứ tiến hành như vậy, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch trả nợ cho phù hợp từng giai đoạn. Và 4 chữ bạn hằng mơ ước “tự do tài chính” sẽ sớm trở thành hiện thực.
Hy vọng với cách trả nợ thông minh qua 7 bước lập kế hoạch trả nợ trên đây sẽ giúp bạn chóng nói lời tạm biệt với 2 chữ “con nợ”.
Thường xuyên theo dõi Blog Mua Nhà để đọc được những bài viết bổ ích trong cuộc sống.