Việc nắm cách tính tải trọng nhà dân chính xác rất quan trọng và cần thiết. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu công trình. Từ đó quyết định tới chất lượng của công trình có tốt, có bền hay không.
Tuy nhiên, việc tính toán không hề đơn giản, mất khá nhiều thời gian. Vì thế, cần có cách tính nhanh để tiết kiệm thời gian cho những việc khác.
Trong bài viết sau, Blog Mua Nhà sẽ chia sẻ cách tính tải trọng nhà ở nhanh chóng và chính xác.
1. Tải trọng trong xây dựng là gì?
Tải trọng công trình được hiểu là các tác động lực vào công trình xây dựng và cả những tác động khác không phải là lực, ví dụ như: biến dạng cưỡng bức hay chênh lệch về nhiệt độ. Trong đó:
– Tải trọng thực chất chính là trọng lượng mà bản thân kết cấu của công trình phải mang.
– Các yếu tố biến dạng cưỡng bức và chênh lệch về nhiệt độ trong kết cấu giữa các phần không phải là tác động dưới dạng lực. Tuy nhiên, chúng cũng có ảnh hưởng tới kết cấu công trình và làm phát sinh nội lực để chống đỡ. Vì thế vẫn được xếp vào dạng tải trọng đặc biệt.

2. 4 loại tải trọng trong xây dựng
- Tải trọng thường xuyên (hay còn gọi là tĩnh tải): Là tải trọng có tác động liên tục trong suốt quá trình sử dụng hay khi thi công như là áp lực đất, nước, trọng lượng bản thân (TLBT),…
- Tải trọng tạm thời (tên gọi khác là hoạt tải): Khác với tĩnh tải, hoạt tải chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn hoặc từng giai đoạn trong quá trình sử dụng hay thi công, ví dụ như: tải trọng gió, sóng đập, con người,…

- Tải tạm thời dài hạn: có tác động trong khoảng thời gian khá dài suốt quá trình sử dụng hoặc thi công như: thiết bị tĩnh, trọng lượng dụng cụ tác động vào công trình.
- Tải trọng đặc biệt: chỉ xuất hiện trong các trường hợp đặc biệt, có thể kể đến như sóng thần, động đất,… Tải trọng đặc biệt theo đó có tần suất xuất hiện rất thấp, có khi trong cả quá trình sử dụng hoặc một thời gian dài cũng không xuất hiện. Trong điều kiện khí hậu tại Việt Nam thì loại tải trọng này hầu như rất hiếm hoặc là không xảy ra.

3. Cách tính tải trọng nhà dân nhanh và chính xác
Trong kết cấu của công trình thì móng đóng vai trò quan trọng nhất. Đó là bộ phận có cấu tạo nằm ngầm ở dưới mặt đất – là phần thấp nhất của công trình. Móng liên kết trực tiếp với kết cấu chịu lực ở bên trong công trình như: tường, cột,… Nó chịu trách nhiệm tiếp thu tải trọng từ công trình rồi truyền và phân tán xuống nền.
Móng gồm có các bộ phận đó là: đế móng, tường móng, gối móng và lớp đệm chiều sâu chôn móng.
Vì vậy, tính toán tải trọng của một công trình nhà dân bạn cần tính khả năng chịu lực của móng.


Cách tính nhanh tải trọng nhà dân truyền xuống phần móng như sau:
Giả sử bạn tính móng M7: trọng lượng của dầm trần tính trên 1m2 là 1,1T.
Tiếp theo bạn giả định nền đất xây dựng công trình nhà ở là đất tốt, có cường độ R = 15T/m2.
Như vậy, bạn sẽ tính toán ra diện tích móng = N/R
Sau đó bạn chọn a và b của móng
N sẽ là (tính theo sơ đồ hình vẽ trên) : N = 1,45*2,6*2 tầng*1,1= 8,3 T
Khi bạn tính toán móng hãy lấy khoảng 10T để tính
Cách tính khác là bạn lấy 1m2 sàn = 1T. Theo đó cứ có bao nhiêu tầng thì bạn nhân lên bấy nhiêu và tải trọng của mái sẽ tính bằng 50% tải trọng một sàn.
Trên đây là cách tính tải trọng nhà dân nhanh và chính xác được các kiến trúc sư sử dụng. Hy vọng qua đây bạn đã có thêm kiến thức bổ ích về thiết kế xây dựng.